Tiêu chuẩn: |
DIN 931-933 |
Size: |
M5 ~ M36 |
Bước ren: |
0.8mm ~ 4.0 mm |
Bề mặt: |
Xi đen, mạ trắng... |
-------------
Bu lông cường độ cao được chế tạo từ hỗn hợp thép và carbon, độ bền của bulong càng cao thì lượng carbon trong thép càng lớn.
Hiện nay trên thị trường có các loại bulong cường độ cao là 8.8, 10.9, 12.9. Bulong cường độ cao chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài về.

Tham khảo bảng cấp bền của bulong cường độ cao
Ví dụ: Bulông đạt cấp bền 8.8 có nghĩa là: Giới hạn bền đứt: sb min = 800 N/mm2, Giới hạn chảy: sc min = 640 N/mm2.
Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao
Bu lông - Một linh kiện hoàn toàn không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ứng dụng của bu lông rất phong phú từ những chiếc xe đạp, ô tô, xe máy, nhưng máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại phức tạp hay đến những công trình lớn chọc trời đều không thể hoạt động nếu thiếu bu lông liên kết. Và một trong những sản phẩm bu lông có ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống ngày nay chính là bu lông cường độ cao. Vậy bu lông cường độ cao là gì? Tiêu chuẩn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ sau!.

Đặc điểm cấu tạo của bu lông cường độ cao
- Được chế tạo từ hỗn hợp thép và carbon - carbon là nguyên tố chính hình thành nên kim cương chính vì vậy độ bền của bu lông cường độ cao phụ thuộc vào lượng carbon có trong thép - nếu lượng carbon càng cao bao nhiêu thì độ bền của bu lông càng lớn bấy nhiêu.
- Trên thị trường hiện nay có các loại bu lông cường độ cao phổ biến là: 8.8, 10.9, 12.9…
- Bu lông cường độ cao thường được ứng dụng trong ngày xây dựng, thi công lắp đặt các công trình lớn nhất là nhà kèo, thiết kế nhà xưởng kèo thép.
3 loại bu lông cường độ cao
Bu lông cường độ cao trong thép được chia làm 3 loại:
- Liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này rất đơn giản và dễ thi công, khả năng chịu lực tốt nhưng có một nhược điểm là dể bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Loại bu lông này thường được sử dụng trên những kế cấu công trình không chịu ảnh hưởng bởi sự trượt và bu lông này không cần xiết quá chặt chỉ cần triển khai thực hiện sao cho đảm bảo giữa các bản thép không có khe hở.
- Liên kết không trượt cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng loại bu lông này phải được xiết chặt ở mức tối đa để không trượt. Liên kết này thường được áp dụng cho các công trình xây dựng: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động… Lực xiết Bu lông trong kết cấu phải được tính toán rất kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư xây dựng. Ngoài ra, việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.
- Liên kết chịu kéo trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, liên kết này được ứng dụng cho liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Theo TCVN thì không yêu cầu lực xiết bu lông nhưng ở các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu, Úc…thì đều có một tiêu chuẩn riêng yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn khả năng chịu lực khi phải làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách rời.
Bu lông cường độ cao thường được ứng dụng trên các công trình đòi hỏi về độ bền cao nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tốt nhất cho công trình xây dựng. Chính vì vậy, khi triển khai thực hiện công tác xiết bu lông thì công trình đều phải được triển khai thực hiện thí nghiệm đánh giá chất lượng bu lông có đảm bảo đạt tiêu chuẩn hay không.
ICCI công ty thí nghiệm nhổ Bu lông chuyên nghiệp. Nhanh chóng - Trung thực là 2 tiêu chí mà công ty ICCI luôn quan niệm khi thực hiện công tác thí nghiệm khả năng chịu lực của Bu lông trên công trình của khác hàng. ICCI luôn tâm niệm và cam kết mang lại những dịch vụ chất lượng nhất, mang đến cho quý khách hàng một kết quả chính xác và trung thực với giá cả cạnh tranh hợp lý nhất để bảo đảm an toàn tối đa cho công trình của quý khách hàng.